Trường THCS Diễn Đoài - Diễn Châu - Nghệ An

http://thcsdiendoai.dienchau.edu.vn


Kế hoạch năm học 2019 - 2020


PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG THCS DIỄN ĐOÀI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                   Độc lập - Tự do -Hạnh phúc
               Diễn Đoài, ngày 17 tháng 9 năm 2019
 
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2018- 2019
VÀ DỰ THẢO PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019- 2020
PHẦN I. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2018- 2019.
 Năm học 2018- 2019 Trường THCS Diễn Đoài có 29 cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ trong đó: 2 cán bộ QL; 24 giáo viên, 3 cán bộ văn phòng với trình độ chuyên môn 100% đạt chuẩn, trong đó có 96% trên chuẩn chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình mới . Năm học được sự quan tâm của PGD & ĐT Diễn Châu, đảng ủy chính quyền và sự nổ lực của tập thể cán bộ giáo viên trong trường Trường THCS Diễn Đoài đã đạt được những kết quả :
I) KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM HỌC 2018- 2019
1/ Về phía nhà trường:
Trường đạt danh hiệu: Trường xếp loại khá (Do trường có GV sinh con thứ 3).
Công đoàn nhà trường đạt danh hiệu: công đoàn vững mạnh.
Liên đội thiếu niên: Xếp loại Tốt
2/ Về phía học sinh:
* Chất lượng học sinh giỏi:
+ Học sinh giỏi cấp tỉnh: 3 em trong đó:
- Học sinh giỏi tỉnh môn văn hóa: 2em ( 1 giải ba môn Địa lý, 1 giải KK môn Hóa học)
- Học sinh giỏi tỉnh môn Tin học trẻ: 1 em (  giải ba)
          Số lượng học sinh giỏi tỉnh xếp thứ 4/33 trong huyện.
         + Học sinh giỏi cấp huyện: 50 em trong đó:
         - Có 45 học sinh giỏi huyện văn hóa :
           Khối 9 có 15em;
           Khối 6,7,8 có 30 em đạt, trong đó có 1 giải nhất; 5 giải nhì; 8 giải ba
        Học sinh giỏi huyện xếp thứ  tỷ lệ đậu cao đạt 67 % xếp thứ 12/34.
        - Có 5 em đạt giải tin học trẻ cấp huyện: trong đó 1 giải nhất; 1 giải ba; 3 giải KK; xếp thứ nhất trong toàn huyện.
     * Xếp loại 2 mặt GD:
+ Học lực: Loại giỏi 35 em đạt 7.8 %; Loại khá: 205 em đạt 45.96% ; Loại TB: 191 em đạt 42.83%; Loại Yếu 15 em chiếm 3.36%
+ Hạnh kiểm: Loại Tốt : 374 em đạt 863.86 %; Loại Khá: 72 em đạt 16.14%; Loại TB: 0 em ; Yếu: 0.
- Lên lớp thẳng: 96.64 %
- Thi lại: 15 em chiếm 3.36%
- Tốt nghiệp : 100%
- Kết quả tuyển sinh: Đạt 63/ 93 = 67 %
- Học sinh bỏ học: 0
* Tập thể lớp:
- Lớp xuất sắc: 4 lớp (7A; 8A; 7C; 6A)
- Lớp tiên tiến: 6 lớp (9A; 6B; 6C; 8B; 8C; 9B)
3. Về thành tích của Giáo viên:
Chiến sĩ thi đua cấp huyện: 4 đ/c và 1 đ/c được UBND Huyện tặng giấy khen
Đạt danh hiệu lao động tiên tiến: 26/29 đạt 90%
GVCN giỏi cấp huyện: 1 đ/c Thầy Tô Thanh Ninh
 GV chủ nhiệm giỏi cấp huyện:
 2 GVCN giỏi cấp trường: Cô Phạm Thị Hiếu; Cô Cao Thị Trí
Có 6 GV có SKKN cấp huyện: Cô Hoàng Thị Bích Lai; Thầy Trần Đăng Hiền; Cô Đinh Thị Hằng; Cô Cao Thị Trí; Cô Ngô Thị Thịnh; Cô Nguyễn Thị Hằng;
 GV dạy giỏi cấp trường: 13;
4. Công tác khuyến học và xã hội hoá giáo dục:
           Nhà trường thường xuyên nhận được sự quan tâm giúp đỡ về vật chất và tinh thần của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể trên địa bàn. Đặc biệt là sự hoạt động nhiệt tình, hiệu quả của Ban Đại diện Cha mẹ học sinh nhà trường và Ban Đại diện CMHS các lớp.
          Trong năm học, nhà trường đã tiếp nhận và chuyển tới đúng các đối tượng học sinh nhiều phần quà, phần thưởng từ các cơ quan, tổ chức cho HS nghèo vượt khó, HS xuất sắc tiêu biểu, HS diện chính sách, tổ chức các chương trình: Xuân yêu thương tết sum vầy; Giải bóng chuyền gây quỹ cho học sinh nghèo vượt khó; các chương trình do đoàn xã, hội Diễn Đoài quê ta tặng cho học sinh nghèo, học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Tổng số tiền trị giá: Gần 20 000 000
5. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
Trong năm học, nhà trường đã tham mưu với địa phương kêu gọi dự án để nâng cấp sân trường với trị giá gần 1 tỷ đồng. Lắp đặt hệ thống camera trên sân trường  và các phòng chức năng để quản lý học sinh và giáo viên. Mua thêm ti vi phục vụ dạy học , sửa chũa bàn ghế, hệ thống điện…..để đảm bảo điều kiện dạy học.
Trong năm qua đã vận động phụ huynh tài trợ số tiền là 46 800 000 đồng để mua sắm tu sửa cơ sở vật chất:
 Nâng cấp nhà vệ sinh;
Trồng cây xanh tô đẹp cảnh trường;
Làm thư viện sân trường
      II. CÁC MẶT HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN.
  1. Hạn chế:
- Chất lượng học sinh giỏi đã tăng nhưng vẫn chưa thật sự ổn định. Chất lượng đại trà chưa cao, chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 còn thấp.
- Vẫn còn tình trạng học sinh đi học chưa chuyên cần.
  2. Nguyên nhân:
- Địa bàn nông thôn thu nhập thấp, một số CMHS phải đi làm ăn xa (Lào, Miền Nam…) việc đầu tư học tập cho con em bị hạn chế. Do đó công tác làm chất lượng còn phụ thuộc chủ yếu vào việc dạy học tại nhà trường.
- Việc quản lý học sinh học ở nhà vẫn chưa có hiệu quả.
- Công tác kiểm tra, xử lý sau kiểm tra vẫn chưa triệt để.
Trên đây là những kết quả chúng ta đạt được trong năm qua và những hạn chế cần khắc phục trong năm tới.
PHẦN II: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019- 2020
I. Căn cứ xây dựng phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019-2020:
- Công văn số 1602/SGD&ĐT-GDTrH, ngày 30/8/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học, năm học 2019-2020;
- Căn cứ Công văn số 882/PGD&ĐT-THCS ngày 17/9/2019 của Phòng GD&ĐT Diễn Châu về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục THCS năm học 2019- 2020;
- Căn cứ Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Diễn Đoài nhiệm kỳ 2015- 2020; Nghị quyết Chi bộ Trường THCS Diễn Đoài năm học 2019- 2020.
II. Đặc điểm tình hình nhà trường:
  1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Tổng số: 29 Trong đó: + Quản lý: 02 ;+ Giáo viên: 24;+ Nhân viên: 03
b) Học sinh:
Tổng số: 491 em; Số lớp: 12;
Trong đó:
+ Khối 6: 130 em, 03 lớp; + Khối 7: 111 em, 03 lớp;
+ Khối 8: 116 em, 03 lớp; + Khối 9: 117 em, 03 lớp.
c) Cơ sở vật chất:
Có đủ các phòng học, phòng thực hành, phòng tin học, phòng tiếng anh đảm bảo  cho học sinh học tập, hệ thống sân chơi bãi tập đảm bảo, có đường chạy cho học sinh học thể dục. Các phòng học có đủ bàn ghế cho HS, tất cả bàn ghế học sinh đều đạt chuẩn, các phòng học được trang trí đẹp. Cảnh quan nhà trường luôn xanh- sạch- và tương đối đẹp đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay;
d) Đội ngũ: có 29 CB- GV trong đó: QL: 2; GV: 24; Phục vụ: 3
Số lượng vừa đủ. Cơ cấu GV : Thiếu GV Mỹ thuật, Công nghệ.     
III. Phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp:
A. Phương hướng chung
Năm học 2019–2020 là năm học tiếp tục thực hiện nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, là năm học chuẩn bị cho thay sách giáo khoa mới, sẽ được thực hiện vào năm học 2020-2021 với Tiểu học, năm học 2021-2022 với THCS. Căn cứ các công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2019-2020, nhà trường tập trung chỉ đạo tăng cường kỷ cương, nề nếp dạy học. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của học sinh, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực chuyên môn.  
Căn cứ nghị quyết Hội nghị chi bộ năm học 2019-2020 Trường THCS Diễn Đoài phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản sau:
B. Chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
1. Chỉ tiêu:
a) Tập thể:
- Trường đạt danh hiệu đơn vị: Tiên tiến
- Liên Đội đạt vững mạnh xuất sắc.
- Lớp tiên tiến: 5 , lớp xuất sắc: 5;
b) Cá nhân:
- CBQL, giáo viên, nhân viên:
+ Chiến sĩ thi đua: Cấp cơ sở: 5; Cấp tỉnh: 0.
+ Lao động tiên tiến: 29.
+ Giáo viên dạy giỏi: Cấp huyện: 4;  Cấp trường: 10, GVCN giỏi cấp trường: 5; GVCN giỏi cấp huyện: 1 ( Báo lưu)
+ Sáng kiến kinh nghiệm: Cấp cơ sở: 5-> 8; Cấp tỉnh: 1;
- Học sinh:
+ Học sinh giỏi: Cấp trường: 70 em;  Cấp huyện: 50 ; Cấp tỉnh: 2.
+ Đề án thi KHKT đạt giải cấp huyện.
+ Học sính giỏi thể thao đạt giải cấp trường: 50 ; Cấp huyện: 20-25; Cấp tỉnh:2 + Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên 68 % (so với số học sinh tốt nghiệp).
+ Chất lượng giáo dục:
- Xếp loại học lực: + Loại giỏi: 10% -> 13%
                              + Loại Khá:40%- >45 %
                              + Loại yếu: < 5%
- Xếp loại hạnh kiểm: Khá Tốt  : 90% -> 95% không có HS hạnh kiểm yếu
- Kết quả KSCL cuối năm ở vị trí tốp giữa;
- Kết quả tốt nghiệp THCS: > 97 %
- Học sinh bỏ học: Phấn đấu trong năm không có học sinh bỏ học.
2. Nhiệm vụ và giải pháp:
2.1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua trong nhà trường:
- Đầu năm nhà trường cùng công đoàn phát động các cuộc vận động:Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”:  Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tuyên truyền, vận động để toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong toàn trường nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản, những ý nghĩa quan trọng về tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của mỗi thầy, cô giáo trong cuộc sống đặc biệt là trong lĩnh vực GD học sinh. Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ giáo viên về ý thức tu dưỡng, rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức Cách mạng, đạo đức nghề nghiệp.
 Xây dựng bộ quy chế ứng xử văn hóa trong trường học để các CB-GV –HS ứng xử chuẩn mực, ăn nói mô phạm, ăn mặc nghiêm túc, có văn hóa trong môi trường giáo dục lành mạnh.
Chỉ đạo quán triệt giáo viên thực hiện tốt việc chống hiện tượng tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Tổ chức kiểm tra đánh giá nghiêm túc, chính xác, đúng quy chế, chống bệnh thành tích trong giáo dục.
Huy động sức mạnh tổng hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương góp phần nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện, tinh thần trách nhiệm của học sinh đối với nhà trường, gia đình và xã hội.
2.2 Nâng cao chất lượng giáo dục:
a) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục:
- Xây dựng chương trình môn học:
Tiếp tục thực hiện Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
+ Đối với các hoạt động giáo dục: Linh hoạt trong việc lựa chọn các nội dung, chủ đề phù hợp với nhu cầu cần trang bị, tăng cường cho học sinh đảm bảo xu hướng phát triển chung, phù hợp điều kiện thực tế vùng miền, bảo đảm điều kiện tổ chức thực hiện của nhà trường. Chủ động trong việc bố trí thời gian, thời điểm để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với mỗi lớp/khối lớp; hạn chế việc tổ chức một nội dung chung cho toàn trường.
+ Dựa trên cơ sở chương trình từng môn học năm học trước, các nhóm chuyên môn rà soát, điều chỉnh cho phù hợp trong năm học này; thời gian hoàn thành vào 22/8, Các GV hoàn thành PPCT để tổ trường chuyên môn phê duyệt vào 24/8 trước khi thực hiện chương trình dạy học.
- Xây dựng chuyên đề cấp tổ, chủ đề dạy học, hoạt động trải nghiệm , dạy học nghiên cứu bài học theo đúng văn bản hướng dẫn, có kế hoạch cụ thể, triển khai đảm bảo chất lượng, lưu hồ sơ đầy đủ.
- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp
 + Mỗi lớp thực hiện 2 hoạt động GDNGLL /2 tiết/chủ điểm/ tháng, các hoạt động  đa dạng, hấp dẫn, có ý tính  giáo dục cao.
+Tổ chức thu hút học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian và các hội thi năng khiếu văn nghệ, thể dục - thể thao vào các đợt thi đua, các ngày lễ: Hội diễn trường dịp 20/11; Thi các trò chơi dân gian, Rung chuông vàng nhân ngày thành lập Đoàn (26/3); Thi thuyết trình, dẫn chương trình (MC); thi làm hoa…; Kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ, truyền thống của Đội TN.TPHCM (15/5); Mít tinh, giới thiệu truyền thống nhân các ngày 20/10; 22/12.
+ Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh thông qua giờ dạy môn GDCD và lồng ghép trong giờ chính khóa của các môn học khác..
  +Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật, giáo dục văn hóa giao thông; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
+Thực hiện nghiêm túc việc sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 theo chương trình được ban hành theo Quyết định số: 16/ 2006/ QĐ- BGD&ĐT và tài liệu hướng dẫn giáo dục hướng nghiệp của Bộ giáo dục và đào tạo có bổ sung những nội dung đặc thù của địa phương.
b Nâng cao chất lượng các môn văn hóa:
* Nâng cao chất lượng mũi nhọn:
- Tuyển chọn GV bồi dưỡng, phân công trách nhiệm và giao khoán chỉ tiêu cho tất cả các bộ môn.
-Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 ngay từ đầu năm học, lựa chọn đội tuyển phải có những học sinh làm nòng cốt để bồi dưỡng làm nguồn cho cấp tỉnh. Động viên các giáo viên hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm với nhau trong công tác bồi dưỡng. Tổ chức thi thử cho học sinh 2 lần trước khi dự thi ở huyện.
- Quan tâm động viên đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Trừ giờ cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi 03 tiết/ tuần cho Khối 9; 1,5 tiết/ tuần cho 6,7,8; 1 tiết/ tuần cho BD Học Sinh TDTT
 Khoán chất lượng học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh cho GVBD ngay từ đầu năm, cụ thể:
-Tổ chức thi, chọn HSG cấp trường nghiêm túc có chất lượng theo quy chế.
- Huy động nguồn tài chính tăng kinh phí bồi dưỡng và khen thưởng cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- BGH chỉ đạo cho TTCM, GVBM ra đề kiểm tra HSG để thành lập đội tuyển HS giỏi vào tháng 5 để có định hướng đội tuyển HSG cho năm sau.
- Mua bổ sung tài liệu BDHSG cho GV và học sinh.
* Giải pháp để nâng cao chất lượng đại trà:
+ Tổ chức dạy học chính khóa có chất lượng, tăng cường đổi mới PP dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học. BGH, tổ trưởng dự giờ thường xuyên GV tổ viên để góp ý rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng các tiết dạy.
 + Tổ chức dạy thêm học thêm có hiệu quả
- Các tiết dạy thêm của giáo viên phải có kế hoạch dạy học cụ thể, BGH hiệu duyệt kế hoạch trước khi dạy, kiểm tra giáo án dạy thêm trước khi GV lên lớp.
- Quản lý tốt nề nếp dạy học thêm (Phê sổ đầu bài, kiểm tra sĩ số các buổi học buổi chiều đưa vào thi đua các lớp)
- Chú ý chất lượng giáo án dạy thêm;
* Phụ đạo học sinh yếu kém:
- Các giáo viên bộ môn quan tâm đến công tác phụ đạo học sinh yếu kém ngay trong mỗi tiết học. Ngoài ra nhà trường lên lịch phụ đạo cho học sinh yếu kém theo từng khối.
- Các tổ chuyên môn thực hiện chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, hội thảo nâng cao chất lượng đại trà để nâng cao chất lượng mũi nhọn, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém
c) Tổ chức dạy học môn Tiếng Anh:
- Triển khai dạy T.Anh theo chương trình, SGK mới cho khối 6,7: Cung ứng đầy đủ tài liệu, sách giáo khoa cho học sinh, sử dụng có hiệu quả  phòng học tiếng anh .
-Tiếp tục thực hiện dạy T. Anh theo chương trình, SGK hiện hành cho khối 8,9.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiếng anh, chú trọng chất lượng dạy học môn tiếng anh, tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh, động viên khuyến khích GV, HS có kết quả cao trong các cuộc giao lưu theo từng đợt, cả năm;
- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá môn T. Anh:
Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học
sinh. Đổi mới về yêu cầu, hình thức kiểm tra, kiểm tra cả 4 kỹ năng : Nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ.
d) Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức trong HĐGDHN để thực hiện nhiệm vụ phân luồng hướng nghiệp sau THCS cho học sinh:
- Làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục hướng nghiệp để phân luồng và chuẩn bị cho học sinh lớp 9 lựa chọn các ban học ở THPT hợp lý phù hợp với năng lực của bản thân 100 % học sinh lớp 9 được giáo dục hướng nghiệp theo chương trình của bộ giáo dục, đảm bảo mỗi tháng học 1 chủ đề, mỗi chủ đề 1 tiết, 1 năm học 9 chủ đề là 9 tiết.
e) Giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật:
Quan tâm đến đối tượng học sinh khuyết tật,HS khuyết tật được đưa vào đánh giá riêng được giảm nhẹ yêu cầu, theo sự tiến bộ của HS, có đủ các loại hồ sơ theo quy định.
         2.3 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
a) Đổi mới phương pháp dạy học:
-  Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học ( 5 Hoạt động)  không chỉ áp dụng đối với các chủ đề mà áp dụng đối với các bài học ở các bộ môn.
- Thực hiện giáo dục tích hợp STEM: khoa học - công nghệ - kĩ thuật - toán trong việc thực hiện CT GDPT ở những môn học liên quan. Các tổ/nhóm chuyên môn xây dựng các chủ đề giáo dục STEM, tập trung vào mức độ Dạy học các môn khoa học theo phương thức giáo dục STEM”, khuyến khích mỗi môn học thực hiện một năm học tối thiểu 01 chủ đề.
- Khuyến khích giáo viên, học sinh tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia Cuộc thi KHKT; Tổ chức tốt cuộc thi STKH cấp trường vào tháng 10, chuẩn bị tốt sản phẩm dự thi cấp huyện.
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học: Chú trọng các hình thức dạy học tích cực, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đưa nội dung này vào sinh hoạt chuyên môn để tăng cường đổi mới phương pháp dạy học.
- Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn: Duy trì nề nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn với các nội dung:
+ Trao đổi về nội dung SGK, PPDH. Cử GV dạy thử nghiệm để cả tổ dự, trao đổi, rút kinh nghiệm.
+ Tổ chức thảo luận PP giải các dạng bài tập, PP dạy bài thực hành, bài thí nghiệm, phần nâng cao dạy bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá xép loại học sinh.
+ Thực hiện đúng quy định về đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS. Chú trọng đánh giá thường xuyên tất cả học sinh, đánh giá qua hoạt động trên lớp,qua vở học tập, qua báo cáo kết quả thực hành thí nghiệm, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành, các tổ nhóm CM thống nhất kế hoạch kiểm tra đánh giá.
+ Tổ/nhóm chuyên môn thảo luận, thống nhất ma trận đề kiểm tra cho các bài kiểm tra định kỳ. Căn cứ vào ma trận đề kiểm tra đã được tổ/nhóm chuyên môn xây dựng, giáo viên biên soạn đề kiểm tra cho từng lớp được phân công giảng dạy. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh.
- Công tác bồi dưỡng thường xuyên của CB, GV, NV: Chú trọng công tác BDTX, tự bồi dưỡng của GV, cuối năm đáng giá công tác BDTX một cách chính xác.
- Bồi dưỡng giáo viên để thi GVDG, GVCNG cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh: Đầu năm các tổ xây dựng kế hoạch, cho GV đăng ký dự thi, sau đó các tổ, nhóm chuyên môn trao đổi kinh nghiệm ôn thi lý thuyết và thực hành có hiệu quả.
+ Công tác nghiên cứu khoa học, viết SKKN: Đầu năm cho các GV đăng ký đề tài, viết dàn ý sau đó tiến hành viết, trao đổi kinh nghiệm, thực nghiệm rút ra các ưu, nhược để hoàn thiện và đưa vào áp dụng.
2.4. Xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường chuẩn quốc gia, xây dựng trường học đẹp, kiểm định chất lượng giáo dục
a) Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
Thực hiện cuộc vận động ủng hộ tài trợ xây dựng CSVC trường lớp học trong CMHS và các lực lượng khác trong địa phương để tăng cường kinh phí tu sửa CSVC trường học, mua sắm thiết bị dạy học, bổ sung CSVC cho thư viện và các phòng học:
 Làm đường chạy cho học sinh học thể dục; Làm sân bóng chuyền cho học sinh học và tập luyện; Trồng cây xanh, bổ sunh thư viện sân trường, mua thêm ti vi phục vụ dạy học dự kiến : 95 000 000 trích từ nguồn vận động tài trợ và ngân sách chi thường xuyên của nhà trường.
Thường xuyên kiểm tra, thống kê thiết bị, đồ dùng DH hết, hỏng để có kế hoạch mua sắm, sửa chữa bổ sung.
b) Kiểm định chất lượng-xây dựng trường chuẩn quốc gia:
- Nhà trường đã đạt CQG từ năm 2011, tiếp tục rà soát bổ các tiêu chí giữ vững trường chuẩn quốc gia.
+ Huy động các nguồn lực để tăng cường kinh phí tu sửa CSVC trường học, mua sắm thiết bị dạy học, bổ sung CSVC cho thư viện và phòng học bộ môn đảm bảo các tiêu chuẩn để kiểm định chất lượng và công nhận trường chuần quốc gia theo thông tư 18/2018- BGDDT.
- Tham mưu với địa phương từng tiếp tục bổ sung lại CSVC, nâng cấp sân trường phần còn lại, nâng cấp nhà xe giáo viên, sơn lại các phòng học…. Chú trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục để đảm bảo tiêu chí trường chuẩn quốc gia.
2.5. Công tác phổ cập giáo dục:
a) Chỉ tiêu: Đạt PCGD mức độ 2.
b) Giải pháp thực hiện:
- Công tác tổ chức điều tra, xử lý số liệu: giao cho các trường hoàn thành số liệu của trường mình phụ trách và hoàn thành trong tháng 9
- Duy trì sĩ số học sinh, nâng cao tỉ lệ trong độ tuổi 15-18 có bằng TN THCS đạt > 90 %.
- Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học < 1 %; Phấn đấu trong năm học không có học sinh bỏ học.
2.6. Hỗ trợ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng:
- Chỉ tiêu mở lớp trong năm học: 20 nhóm lớp (GD pháp luật, VHXH, nâng cao KHKT, nâng cao CL cuộc sống, các nhóm khác)
- Giải pháp thực hiện:
+ Phối hợp với các ban ngành đoàn thể mở các lớp tập huấn nâng cao chất lượng giáo dục, tuyên truyền tốt tuần lễ học tập suốt đời.
+ Phối hợp với ban văn hóa thông tin tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh để mọi người dân tham gia và cùng học tập.
2.7. Công tác tài chính:
a) Công tác thu:
Công tác thu: Thực hiện đúng công văn 1572/SGD&ĐT-KHTC, ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An,Công văn số …../UBND-TCKH ngày 30 tháng 8 năm 2019 của UBND huyện Diễn Châu về việc thực hiện các khoản thu, chi trên địa bàn huyện năm học 2019 – 2020.
- Các khoản thu theo quy định: Học phí, Gửi xe đạp, BHYT học sinh
- Các khoản thu theo tự nguyện: Tài trợ; Quỹ hội phụ huynh học sinh.
- Các khoản thu theo thỏa thuận: Học thêm, Nước uống.
- Các khoản quỹ của tổ chức, đoàn thể: Quỹ Đoàn; Quỹ Đội.
b) Quản lý thu – chi: Bộ phận tài vụ trực tiếp thu, viết hóa đơn thu, gửi tiền qua kho bạc. Việc chi phải đúng nguyên tắc tài chính, đảm bảo tính pháp lý. Thực hiện quyết toán, công khai kịp thời theo quy định hiện hành.
2.8. Công tác Y tế học đường; An toàn giao thông; an ninh trường học; Phòng chống đuối nước; Giáo dục pháp luật; Đoàn Đội; Giáo dục thể chất trong nhà trường:
a) Công tác Y tế học đường:
Chỉ tiêu: 100% Học sinh được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường.
Giải pháp: Nhà trường có nhân viên y tế, hàng tháng phối hợp với trạm y tế tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
Giáo dục an toàn giao thông:
+ Giảm thiểu tối đa, tiến tới không có cán bộ - giáo viên, học sinh vi phạm an toàn giao thông, thực hiện nghiêm túc việc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy.
+ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, học sinh biết cách phòng tránh và bảo vệ bản thân khỏi các tai nạn, thương tích, biết cách tự sơ cứu cho bản thân và bạn bè.
Chỉ tiêu: 100% học sinh thực hiện nghiêm túc ATGT.
b) Giáo dục pháp luật:
Chỉ tiêu: 100% HS thực hiện tốt các quy định của nhà trường, thực hiện tốt  nhiệm vụ của người HS.
Biện pháp: Tuyên truyền cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các giờ học công dân.
c) Công tác Đoàn – Đội:
- Duy trì hoạt động của đội cờ đỏ, lớp trực tuần để theo dõi thi đua việc thực hiện nề nếp của Đội, của nhà trường.
- Phát động các đợt thi đua lớn có sơ tổng kết kịp thời. Hàng tuần tổ chức buổi chào cờ đầu tuần có chất lượng để tuyên truyền những gương điển hình tốt. Uốn nắn kịp thời những hiện tượng vi phạm quy định của nhà trường. Phát động “ Gương người tốt việc tốt” trong học sinh.
d) Công tác giáo dục thể chất:
- Chú trọng việc giáo dục thể chất trong trường học, thường xuyên kiểm tra việc thực hiên chương trình bộ môn TD.
- Mua sắm các thiết bị, đồ dùng dạy học cho các hoạt động TDTT.
- Tổ chức cho các đội tuyển TD thường xuyên luyện tập chuẩn bị cho Hội khỏe phù đổng các cấp.
e) Phòng chống đuối nước:
+ Chỉ tiêu: Không có HS bị đuối nước.
+ Giải pháp kết hợp với địa phương tuyên truyền HS không tham gia tắm sông, ao hồ , giáo dục cho học sinh kỹ năng phòng chống đuối nước.....
2.9. Công tác kiểm tra nội bộ trường học:
a) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra các chuyên đề về đổi mới PP dạy học,Hoạt động tổ nhóm chuyên môn,Ứng dụng CNTT, Sử dụng dồ dùng dạy học, kiểm tra hồ sơ sổ sách trong nhà trường, kiểm tra việc thu chi tài chính, kiểm tra công tác tuyển sinh và các chế độ chính sách của học sinh, giáo viên, kiểm tra việc đánh giá xếp loại HS, kiểm tra hồ sơ thư viện, thiết bị, kiểm tra dạy thêm học thêm, kiểm tra nề nếp học sinh……
b) Chỉ tiêu: Kiểm tra 100% các nội dung đề ra theo kế hoạch.
c) Lịch kiểm tra: Có kế hoạch kiểm tra nội bộ cụ thể theo từng tháng.
2.10. Công tác quản lý:
- Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch trong nhà trường từ kế hoạch cá nhân đến kế hoạch của tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và kế hoạch của nhà trường. Kế hoạch cần bám sát yêu cầu nhiệm vụ năm học và điều kiện thực tế của nhà trường. Hiệu trưởng thẩm định, phê duyệt kế hoạch tổ chuyên môn; tổ trưởng chuyên môn thẩm định phê duyệt kế hoạch cá nhân của các thành viên trong tổ. Chú trọng công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong nhà trường.
- Tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá và thi. Tăng cường quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT và Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 11/01/2013 của UBND tỉnh, Quyết định 08/2013/QĐ-UBND ngày 05/02/2013 của UBND huyện Diễn Châu.
- Đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường, thực hiện nghiêm túc các nội dung được biết, được bàn, được tham gia ý kiến, đảm bảo dân chủ, kỷ cương, công khai minh bạch trong các hoạt động của nhà trường. Xây dựng và hoàn thiện các qui chế nội bộ của nhà trường đảm bảo dân chủ và đúng luật. Chú trọng quản lý, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện, công văn, tài chính, công tác phổ cập giáo dục,….Tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, trao đổi công tác qua mạng Internet. Xây dựng và nâng cao chất lượng Website của đơn vị, góp phần thực hiện chế độ thông tin, qui định về thực hiện “3 công khai”, xây dựng “Nguồn học liệu mở” phục vụ dạy học, kiểm tra đánh giá. Thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn chế độ báo cáo theo quy định.
2.11. Công tác thi đua, khen thưởng:
a) Hình thức tổ chức thi đua: Đưa ra các tiêu chuẩn rỏ ràng, chấm điểm khách quan, sau đó các tổ nhóm bình xét công khai cuối cùng trình Hội đồng thi đua xem xét;
b) Cách đánh giá xếp loại thi đua: Dựa vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên về thi đua khen thưởng, đánh giá xếp loại giáo viên. Dựa vào thang điểm thi đua để xếp loại giáo viên theo hàng dọc.
c) Mức độ khen thưởng, nguồn kinh phí khen thưởng: Theo quy chế nội bộ cơ quan;
Trên đây là bản báo cáo đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 và các mục tiêu, giải pháp cơ bản trường THCS Diễn Đoài sẽ thực hiện trong năm học 2019-2020. Nhà trường rất mong được sự chỉ đạo cụ thể của Phòng GD&ĐT Diễn Châu, sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND, các ban, ngành đoàn thể, Hội phụ huynh HS . Đặc biệt đòi hỏi sự cố gắng cao độ của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học 2019 – 2020./.
                        
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
Hoàng Thị Bích Lai
 

Tác giả bài viết: Hoàng thị Bích Lai

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây